Kế hoạch phát triển GD năm học 2013 - 2014KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2013-2014
Năm học 2013 - 2014 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục Việt Nam.
Là năm tiếp tục " Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục". Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực"...
Căn
cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08/8/2013 của Bộ Giáo dục Và Đào tạo "V/v
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2013- 2014”
Căn cứ công văn số 2431/SGD&ĐT ngày 22/08/2013 của Sở
Giáo dục &Đào tạo Quảng Ninh “V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục
Tiểu học năm học 2013-2014”.
Căn cứ công văn số 627/PGD&ĐT ngày 22/08/2013 của Phòng Giáo dục &Đào tạo Đầm Hà “V/v
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2013-2014”.
Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, của
phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đầm Hà. Để chỉ đạo thực hiện hoàn thành
nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, trường tiểu học Quảng Tân căn cứ vào tình hình
thực tế của nhà trường, của địa phương và những kết quả đã đạt được trong năm
học qua, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 như sau:
I.THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG:
Trường tiểu học Quảng Tân là trường ven đô của huyện Đầm Hà.
Trường gồm có 03 điểm trường khoảng cách giữa các điểm trường cách nhau từ 1
–> 3 km.
1. Thuận lợi :
-
Cấp Đảng ủy - Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của
xã nhà.
-
Các em học sinh đa số ngoan và chịu khó học tập. Mặt khác đại đa số các bậc phụ
huynh luôn chăm lo đến việc học tập của con em mình.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 22
đ/c; nhiệt tình giảng dạy chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã Quảng Tân. 100%
giáo viên trong trường có trình độ chuẩn, trong đó có 15/18 GV có trình độ đào
tạo trên chuẩn chiếm tỉ lệ 83%. Đại đa số giáo viên mới ra trường nên trẻ,
khoẻ, nhiệt tình với công việc.
- CBGV trong trường đoàn kết, có ý thức kỷ
luật lao động, có tinh thần trách nhiệm với công việc, gần gũi có tình thương
yêu học sinh. Là tập thể sư phạm luôn có tư tưởng ổn định, an tâm công tác,
nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ mọi đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước.
- Nhà trường có chi bộ Đảng với tổng số Đảng viên là 7/22
đ/c chiếm tỉ lệ 31,81%, đây là lực lượng nòng cốt giúp nhà trường triển khai
thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm học.
II.
Khó khăn:
- Quảng Tân là xã có diện tích đất
đai tương đối rộng, đường xá đi lại khó khăn. Một số hộ dân cư sống xa trường
học, vì vậy một số học sinh đi học khó khăn.
- Học sinh dân tộc thiểu số chiếm 42/191 = 21,98% nên việc
tiếp thu bài của các em còn hạn chế.
- Học sinh thuộc diện hộ nghèo chiếm 5,94% nên gặp rất nhiều
khó khăn trong học tập.
- CSVC (phòng học) ở 2 điểm trường Tân Thanh và Tân Đức còn
thiếu (mỗi điểm trường thiếu 3 phòng học), chính vì vậy không tổ chức dạy 2
buổi/ngày được...
- Một bộ phận không ít các bậc phụ
huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của
con em.
II.MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG (NHIỆM
VỤ TRỌNG TÂM CẤP TIỂU HỌC):
Năm học 2013 - 2014
giáo dục của nhà trường tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1.Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó
đặc biệt quan tâm về chất lượng đào tạo học sinh. Đồng thời thực hiện tốt Thông
tư số 42/2012/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở, giáo
dục phổ thông... ".
2.Tiếp
tục thực hiện tốt các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi thầy giáo, cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Chú trọng rèn luyện
phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên và cán bộ quản lý. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng
cao.
3.Tập trung chỉ đạo dạy và học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp
loại phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao chất lượng giáo dục.
4.Đổi mới, nâng cao năng lực của hệ
thống bộ máy quản lý trong nhà trường từ tổ khối chuyên môn đến các đoàn thể.
Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra để
chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong dạy và học nhằm đạt mục tiêu xây dựng tập thể
nhà trường "Mạnh về tư tưởng, vững vàng về chuyên môn"
thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
5.Huy động hết trẻ trong độ tuổi ra
lớp đạt tỉ lệ 100%. Củng cố kết quả PCGDTH - CMC, thực hiện PCGDTH đúng độ
tuổi.
6.Đổi mới công tác quản lý Tài chính: đầu tư đủ nguồn kinh phí tự chủ phục vụ tốt
cho công tác chuyên môn; đồng thời huy động các nguồn lực tham gia tích cực để
cùng chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.
7.Triển khai thực hiện tốt các chương
trình, kế hoạch của cấp trên; trong đó đặc biệt quan tâm kế hoạch phòng chống
đại dịch, kế hoạch giáo dục an toàn giao thông; các quy định về cấm buôn bán,
vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép, pháo nổ và thả đèn trời, ... Để
phấn đấu xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho cán
bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; đổi mới
phương pháp dạy học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; duy trì,
củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; duy trì
trường chuẩn Quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
III.MỤC TIÊU CỤ THỂ NĂM HỌC
2013-2014:
1.Công tác phát
triển trường, lớp, học sinh:
a.Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm 2013-2014:
- Mở lớp: 14/14 =100% với 191/191 học sinh = 100% kế hoạch.
Cụ thể:
TT
|
Khối lớp
|
Số lớp
|
% Kế hoạch
|
Số học sinh
|
% Kế hoạch
|
1
|
1
|
3
|
100%
|
44
|
100%
|
2
|
2
|
3
|
100%
|
43
|
100%
|
3
|
3
|
3
|
100%
|
39
|
100%
|
4
|
4
|
3
|
100%
|
34
|
100%
|
5
|
5
|
2
|
100%
|
31
|
100%
|
|
Cộng
|
14
|
100%
|
191
|
100%
|
Trong đó:
- Lớp, học sinh học 2 buổi/ngày: 5/5 lớp với 137/137 HS =
100% KH;
- Lớp, học sinh học học ghép 2 trình độ: 2/2 lớp với 21/21
HS = 100% KH;
- Lớp, học sinh học trên 5 buổi/tuần: 9/9 lớp với 54/54 HS =
100% KH;
b.Biện pháp thực hiện:
- Căn cứ vào KH được giao đầu năm học, ngay từ đầu năm hoc
(tháng 8) trường xây dựng kế hoạch chiêu sinh, huy động học sinh ra lớp học. Phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm vận động học
sinh từng thôn, bản ra lớp;
- Lập danh sách học sinh trong độ tuổi cần huy động ra lớp ở
từng thôn, bản gửi Hội đồng giáo dục xã, gửi các thôn để kết, phối hợp huy động
trẻ ra lớp...
2.Công tác phổ
cập:
a.Chỉ tiêu phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:
-Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp: Đạt 46/46 h/s = 100% kế hoạch.
-Duy trì phổ cập đúng độ tuổi (11 tuổi): năm 2013 đạt: 30/31
em = 96,77%.
-Phấn đấu duy trì sĩ số đạt 100% số lớp và số học sinh so
với đầu năm.
*Năm học 2013-2014
trường phấn đấu duy trì đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi và chống mù chữ.
b.Biện pháp thực hiện:
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên điều tra lại phổ cập một
cách cụ thể, cập nhật sổ thường xuyên. Trên cơ sở đó huy động hết trẻ trong độ
tuổi ra lớp, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục để chống bỏ học, lưu ban và
chống tái mù chữ. Đảm bảo kế hoạch chuyển lớp, chuyển cấp; duy trì sĩ số để duy
trì phổ cập đúng độ tuổi.
Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng GD xã và các trường trong xã
huy động hết trẻ em trong độ tuổi ra lớp; duy trì sĩ số, chống để học sinh bỏ
học.
3.Công tác dạy và
học:
*Chỉ tiêu phấn đấu chất lượng giáo dục năm 2013-2014:
a. Chất lượng 2 mặt
giáo dục:
*Cụ thể
từng lớp:
Lớp
|
Sĩ số
|
Chất lượng phấn
đấu
|
Ghi chú
|
Học lực
|
Hạnh kiểm
|
Giỏi
|
Khá
|
T.Bình
|
Yếu
|
Đ
|
CĐ
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
1A
|
29
|
7
|
24,1
|
9
|
31,1
|
13
|
44,8
|
|
|
29
|
100
|
|
1B
|
8
|
1
|
12,5
|
3
|
37,5
|
4
|
50,0
|
|
|
8
|
100
|
|
1C
|
7
|
1
|
14,2
|
2
|
28,6
|
4
|
57,2
|
|
|
7
|
100
|
|
Cộng
|
44
|
9
|
20,4
|
14
|
31,8
|
21
|
47,8
|
|
|
44
|
100
|
|
2A
|
31
|
6
|
19,4
|
10
|
32,2
|
15
|
48,4
|
|
|
31
|
100
|
|
2B
|
7
|
1
|
14,2
|
3
|
42,9
|
3
|
42,9
|
|
|
7
|
100
|
|
2C
|
5
|
|
|
2
|
40,0
|
3
|
60,0
|
|
|
5
|
100
|
|
Cộng
|
43
|
7
|
16,3
|
15
|
34,8
|
21
|
48,9
|
|
|
43
|
100
|
|
3A
|
28
|
4
|
14,3
|
11
|
39,2
|
13
|
46,5
|
|
|
28
|
100
|
|
3B
|
7
|
1
|
14,2
|
3
|
42,9
|
3
|
42,9
|
|
|
7
|
100
|
|
3C
|
4
|
|
|
1
|
25,0
|
3
|
75,0
|
|
|
4
|
100
|
|
Cộng
|
39
|
5
|
12,8
|
16
|
38,4
|
19
|
48,8
|
|
|
39
|
100
|
|
4A
|
25
|
3
|
12,0
|
11
|
44,0
|
11
|
44,0
|
|
|
25
|
100
|
|
4B
|
4
|
1
|
25,0
|
1
|
25,0
|
2
|
50,0
|
|
|
4
|
100
|
|
4C
|
5
|
|
|
2
|
40,0
|
3
|
60,0
|
|
|
5
|
100
|
|
Cộng
|
34
|
4
|
11,7
|
14
|
41,1
|
16
|
47,2
|
|
|
34
|
100
|
|
5A
|
24
|
3
|
12,5
|
10
|
41,6
|
11
|
45,9
|
|
|
24
|
100
|
|
5B
|
7
|
1
|
14,2
|
3
|
42,9
|
3
|
42,9
|
|
|
7
|
100
|
|
Cộng
|
31
|
4
|
12,9
|
13
|
41,9
|
14
|
45,2
|
|
|
31
|
100
|
|
Tổng cộng
|
191
|
29
|
15,18
|
71
|
37,12
|
91
|
47,7
|
|
|
191
|
100
|
|
- Phấn đấu chuyển lớp (từ lớp 1 đến lớp 4) đạt 160/160 h/s =
100%.
- Phấn đấu hoàn thành chương trình tiểu học: 31/31 em =
100%.
b.Chất lượng mũi nhọn:
- Phấn đấu học sinh đạt giải giao lưu học sinh giỏi (Toán +
Tiếng Việt) cấp huyện: đạt ít nhất 04
em.
- Phấn đấu học sinh viết chữ và trình bày bài đẹp:
+ Cấp huyện: Đạt ít nhất 04 em.
+ Cấp tỉnh: Đạt ít nhất 01 em.
- Phấn đấu học sinh đạt giải “Tiếng Việt của chúng em”:
+ Cấp huyện: 03 em.
- Phấn đấu học sinh đạt giải điền kinh:
+ Cấp huyện: 05 em.
+ Cấp tỉnh: 01 em.
- Phấn đấu học sinh đạt giải Giao lưu Tiếng Anh:
+ Cấp huyện: 01 em.
- Phấn đấu học sinh đạt giải Violympic Tiếng Anh:
+ Cấp huyện: 01 em.
c.Biện pháp thực
hiện:
- Năm học 2013-2014 trường tập trung chỉ đạo tiếp tục dạy-
học theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt quan
tâm tới 2 môn trọng điểm là: Tiếng Việt và Toán ở tất cả các khối lớp để nâng
cao chất lượng. Phấn đấu khi học sinh học xong chương trình từng lớp phải đạt
chuẩn về đọc, nói, viết, tính toán theo chuẩn kiến thức ở lớp đó.
Chỉ đạo thực hiện khâu chuẩn bị lên lớp:
- Soạn bài trước khi lên lớp 3 ngày.
- Số giáo viên soạn bài trên máy vi tính: 12/17 đ/c = 70,58%.
- Tổ trưởng, Tổ phó ký duyệt hồ sơ giáo án vào ngày 20 đến 30 hàng tháng.
- BGH thường xuyên kiểm tra ký duyệt hồ sơ, giáo án trong
tháng
- GV chuẩn bị kỹ đồ dùng thí nghiệm trước khi lên lớp, chỉ
đạo dạy đúng nội dung và phương pháp, sử dụng đồ dùng hợp lý, đảm bảo thời gian
từng tiết dạy.
-Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư
32/2009/TTBGD-ĐT. Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường chỉ đạo đội ngũ GV thực
hiện đúng việc đổi mới đánh giá học sinh theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học cấp tiểu học của ngành (đặc biệt là lớp 1 thay đánh giá định lượng (TV và
Toán) bằng định tính...) . Chống gian lận trong kiểm tra thi cử và đánh giá học
sinh.
- GV phấn đấu có 40% giáo án xếp loại tốt; 40% giáo án xếp
loại khá, còn lại là giáo án xếp loại trung bình. Đối với giáo viên giỏi có
50% số tiết được tập thể dự xếp loại
giỏi; 30% số tiết xếp loại khá; không quá 10% tiết dạy trung bình.
- Ban giám hiệu chỉ đạo toàn trường thực hiện đủ, có chất
lượng các loại hồ sơ sổ sách quy định theo công văn số 587/PGD&ĐT ngày
13/9/2011 của phòng GD&ĐT Đầm Hà để nâng cao chất lượng, chống làm qua loa,
chiếu lệ, kém chất lượng.
- Đổi mới việc nâng
cao chất lượng mũi nhọn với các biện pháp sau:
+) Ngay đầu năm học tiến hành khảo sát, phân loại học sinh,
chọn đội tuyển của từng khối lớp;
+) Thành lập các nhóm GV có chất lượng chuyên sâu để ôn
luyện học sinh giỏi:
* Nhóm chuyên sâu
ôn luyện Tiếng Việt và Toán gồm:
1.Nguyễn Thị Bắc 3. Lê Quang Huy.
2.Chu Bích Lan. 4.Nguyễn Thị Mai.
* Nhóm chuyên sâu luyện viết chữ đẹp gồm:
1.Cao Thị Tuyết 3. Đinh Thị Lộc.
2.Dương Thị Mai. 4.Phạm Thị Hương.
* Nhóm chuyên sâu
ôn luyện Tiếng Anh gồm:
1.Nguyễn Thị Bắc 3. Nguyễn Thu Hà.
* Nhóm chuyên sâu
ôn luyện điền kinh gồm:
1.Hoàng Văn Hùng 3. Lê Quang Huy.
2.Phạm Văn Toan
* Nhóm chuyên sâu
ôn văn nghệ gồm:
1.Lê Thị Yến 3. Lê Quang
Huy.
2.Phạm Văn Toan
4.Công tác bổ sung
cơ sở vật chất:
a.Sử dụng nguồn ngân sách tự chủ và không tự chủ được giao
trong năm học thuộc 2 năm ngân sách 2013 và 2014:
*) Làm mới:
- Mắc điện tại điểm trường Tân Đức, trị giá khoảng 5 triệu đồng
*) Sửa chữa:
- Ốp gạch men bệ rửa tay học sinh, lát lại nền nhà VS giáo viên nam bị lún, trị, Hàn cây chống bảng
ATGT và bảng thông báo ngoài trời, giá khoảng 7 triệu đồng;
- Chỉnh trang lại phòng Nghệ thuật để dạy mỹ thuật và âm
nhạc điểm trường chính, trị giá khoảng 3 triệu đồng;
- Mua đất thịt đổ vào các bồn hoa điểm trường chính, trị giá
khoảng 3 triệu đồng;
- Sửa 01 máy chiếu bị hỏng, trị giá khoảng 15 triệu đồng;
*) Mua sắm:
+) Mua bổ sung trang thiết bị cho công tác dạy
và học:
- Mua 5 bộ - mỗi khối lớp một bộ (hộp lắp ghép
kỹ thuật giáo viên) , trị giá khoảng 10 triệu đồng;
- Mua 01 bộ lưu điện cho đàn Oóc gan, trị giá khoảng 500 nghìn đồng;
b.Công tác xã hội
hóa giáo dục:
- Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh đầu tư mua cho trường 10
chiếc ghế đá, trị giá khoảng 15 triệu đồng;
b.Biện pháp:
- Tiết kiệm từ nguồn ngân sách tự chủ;
- Tham mưu cùng Hội phụ hunh
5.Công tác bồi
dưỡng thường xuyên và học tập để nâng cao trình độ:
a.Mục tiêu:
-Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học tự rèn để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
-Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc thực
hiện đánh giá đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đặc biệt quan
tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
-Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản
lý chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học.
-Thực hiện dạy dùng giáo án điện tử: đối với giáo viên thi
dạy giỏi các cấp phải có 1 tiết trình chiếu giáo án điện tử.
-Dạy và rút kinh nghiệm các tiết thực nghiệm về đổi mới
phương pháp dạy và tổ chức học sinh hoạt động.
-Học tập và trao đổi kinh nghiệm các bài viết trong tập san
giáo dục tiểu học về phương pháp dạy học mới.
-Tổ chức học tập đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của
cấp trên.
-Trao đổi bài tập khó, thí nghiệm khó trong tổ chuyên môn.
-Học tập để nâng cao trình độ, kiến thức.
-Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi theo thông
tư số 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT “Điều lệ thi giáo viên
dạy giỏi cấp học phổ thông”.
b.Biện pháp:
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc tự học, tự rèn
của đội ngũ thông qua kiểm tra, đôn đốc, ký duyệt hồ sơ...
- Hiệu trưởng trực tiếp làm công tác bồi dưỡng đội ngũ về
thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên (Thông qua số giờ dạy quy định);
- Các tổ chuyên môn bồi dưỡng đội ngũ thông qua dự giờ, thăm
lớp; tổ chức chuyên đề...
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các
lớp học tập, tập huấn của cấp trên để nâng cao trinh độ chhuyên môn, nghiệp vụ.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học nâng
cao trình độ...
6.Công tác Đoàn -
Đội – Hội:
a.Mục tiêu:
-Tiếp tục phát động Đoàn, Đội, Hội trường dẫy lên phong trào
thi đua “Xây dựng trường học sinh thân
thiện, học tích cực”; thực hiện kỷ cương, tình thương, trách nhiệm;
*) Đối với Công
đoàn:
a.Chỉ tiêu:
- Kết nạp 100 VC trong trường vào tổ chức Công đoàn;
- Cùng chuyên môn thực hiện đầy đủ chính sách cho VCLĐ; vận
động đoàn viên thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
- Công đoàn trường phấn đấu đạt danh hiệu vững mạnh xuất
sắc;
b.Biện pháp:
- Ngay từ đầu năm học kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ ghi trong Điều lệ CĐ và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
của cấp trên./.
- Thường xuyên BGH nhà trường cùng BCH Công đoàn bàn bạc,
thống nhất các biện pháp động viên thi đua và chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động;
- Đảm bảo công khai mọi hoạt động của trường theo Thông tư
số 09/2009/BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để củng cố niềm
tin trong CB,VC nhà trường, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của các tập thể và
cá nhân, củng cố khối đoàn kết trong đơn vị...
*) Đối với Chi
đoàn:
a.Chỉ tiêu:
- Thành lập chi đoàn trường với 7/7 VC trong độ tuổi vào hoạt động
- Vận động đoàn viên thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ
của người lao động; Trong năm học giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng kết nạp được ít
nhất 1 đoàn viên vào Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Chi đoàn trường phấn đấu đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc;
b.Biện pháp:
- Ngay từ đầu năm học kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ ghi trong Điều lệ Đoàn và các văn bản hướng dẫn, chỉ
đạo của cấp trên./.
- Thường xuyên BGH nhà trường cùng BCH Chi đoàn bàn bạc,
thống nhất các biện pháp động viên thi đua và chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần cho đoàn viên.
*) Liên Đội nhà trường:
a.Chỉ tiêu:
- Kiện toàn tổ chức Chi đoàn, Liên đội, Sao nhi đồng để đưa
vào hoạt động ngay từ đầu năm học. 100% Đội viên, Sao nhi đồng tích cực hoạt
động theo các chủ đề, chủ điểm mà Hội đồng Đội huyện tổ chức chỉ đạo.
- Phát động thi đua gắn với các chủ đề, nội dung và tiêu chí
cụ thể để đưa các em vào hoạt động có nề nếp.
-Năm học 2013-2014 phấn đấu kết nạp được trên 50 Đội viên
mới.
- Trong năm phấn đấu có từ 70% Đội viên đạt danh hiệu cháu
ngoan Bác Hồ và 80% Nhi đồng ngoan.
b.Biện pháp:
- Ngay từ đầu năm học kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ ghi trong Điều lệ Đoàn và các văn bản hướng dẫn, chỉ
đạo của cấp trên./.
- Thường xuyên BGH nhà trường cùng Tổng phụ trách Đội bàn
bạc, thống nhất các biện pháp động viên thi đua và chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần cho thiếu niên nhi đồng;
- Phát huy vai trò tự quản của các em trong hoạt động Đội
như: Quản lý hoạt động ngoài giờ; quản lý chấp hành pháp luật; xây dựng các câu
lạc bộ chuyên sâu...
7.Công tác xã hội
hóa:
a.Chỉ tiêu:
- Huy động hết trẻ em trong độ tuổi tiểu học ra lớp, duy trì
sĩ số đạt 100%;
- Kết hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa
phương tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh, phấn đấu không có học sinh
hư, không có học sinh vi phạm pháp luật;
- Phấn đấu có 95% trở lên học sinh tham gia mua BHYT và 60%
trở lên học sinh tham gia mua BHTT.
- Phấn đấu có quỹ hội phụ huynh và quỹ khuyến học trong
trường đạt ít nhất 20 triệu đồng để động viên khen thưởng, hỗ trợ học sinh trong các kỳ ôn luyện và thi
cử do cấp trên chỉ đạo và mua sắm CSVC phục vụ học sinh như: ghế đá...
b.Biện pháp:
- Thường xuyên tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương về việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hóa giáo dục, xin ý kiến chỉ đạo
để thực hiện đúng chỉ đạo của địa phương và ngành giáo dục.
- Gắn hoạt động của nhà trường với đề án xây dựng nông thôn
mới của địa phương.
- Phát huy vai trò của phụ huynh thông qua Ban đại diện cha
mẹ học sinh, phổ biến công khai kế hoạch công tác của trường, các khoản công
khai trong trường học (Thông tư 09, Quy chế dân chủ và Điều lệ trường tiểu
học). Nhất là thu – chi các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh
8.Công tác kiểm
tra, dự giờ, làm đồ dùng dạy học:
a.Chỉ tiêu:
- Kiểm tra theo vấn đề - Kiểm tra toàn diện: 20/20 CB,GV,NV
= 100% (trong đó học kỳ I: 10 GV; học II: 10 GV).
- Kiểm tra đột xuất và kiểm tra báo trước: 16/20 CB,GV,NV
= 80%.
- Giáo viên tự kiểm tra và kiểm tra chéo: 2 lươt/năm học với
100%.GV
- Ban Thanh tra nhân dân giám sát mọi hoạt động của nhà
trường.
Qua thanh, kiểm tra đánh giá được các hoạt động chính xác,
khách quan công bằng, dân chủ để tìm ra ưu điểm, tồn tại, … trên cơ sở đó động
viên uốn nắn kịp thời để có kế hoạch,
biện pháp chỉ đạo phù hợp.
*Chỉ tiêu dự giờ thăm lớp:
- Giáo viên dạy cho đồng nghiệp dự ít nhất 4 tiết/năm/người.
- Giáo viên đi dự giờ đồng nghiệp:ít nhất 08 tiết/năm/người.
- Hiệu trưởng dự ít nhất 10 tiết/năm.
- Phó hiệu trưởng: Dự ít nhất 10 tiết/năm.
* Chỉ tiêu làm đồ dùng:
- Tích cực làm vá sử dụng đồ dùng dạy học; Phấn đấu trong
năm học mỗi GV: 02 đồ dùng có chất lượng trở lên.
b.Biện pháp:
*)Tập trung kiểm tra vào các mảng lớn:
-Kiểm tra đánh giá công tác dạy - học theo chuẩn kiến thực kỹ
năng và giáo dục kỹ năng sống.
-Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Soạn, giảng,
chấm, chữa bài, đánh giá học sinh, sử dụng đồ dùng, hồ sơ sổ sách quy định của
ngành.
-Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.
-Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học và bảo quản thiết bị
dạy học.
-Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất nhà
trường.
-Kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chi tiêu ngân sách theo đúng
luật ngân sách hiện hành và các văn bản dưới luật, Quy chế chi tiêu nội bộ.
-Kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong công tác
thi đua.
-Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách trong nhà trường.
-Kiểm tra theo đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có).
*)Làm đồ dùng trưng bày dịp 20/11 và 26/3
9.Công tác thi
đua-khen thưởng:
a.Chỉ tiêu:
*) Đầu năm các cá nhân: CB-GV-NV và các tập thể đăng ký phấn
đấu như sau:
a.Cá nhân CB, VC,
LĐ:
- LĐTT: 22/22 đ/c – Phấn đấu đạt 18 đ/c trở lên ;
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 16 đ/c - Phấn đấu đạt 10
đ/c trở lên ;
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 09 đ/c - Phấn đấu đạt 5 đ/c
trở lên;
- CSTĐ cấp cơ sở: 12 đ/c - Phấn đấu đạt 5 đ/c trở lên;
- CSTĐ cấp tỉnh: 2 đ/c - Phấn đấu đạt 1 đ/c trở lên;
- Sở GD&ĐT khen: 3 đ/c - Phấn đấu đạt 1 đ/c trở lên;
b.Cá nhân học sinh:
- HS giỏi toàn diện: Phấn đấu đạt 29
em trở lên;
- HS tiên tiến: Phấn đấu đạt 77 em trở
lên;
C.Tập thể:
- Tổ lao động tiên tiến: 3/3 tổ, Phấn đấu đạt 2 tổ;
- Trường tiên tiến cấp huyện;
- Trường tiên tiến cấp tỉnh;
b.Biện pháp:
-Thành lập Ban thi đua nhà trường, trưởng ban thi đua là
đồng chí Hiệu trưởng, phó ban thi đua là đồng chí Chủ tịch Công đoàn, Ủy viên
là các đồng chí tổ trưởng, TPTĐ, các đ/c GVCN, Thư ký là đồng chí Thư ký Hội
đồng nhà trường.
-Ban thi đua xây dựng kế hoạch hoạt động thi đua trong năm
học.
-Ban thi đua hoạt động theo dõi trong các đợt thi đua của
nhà trường trong năm học.
-Sau mỗi đợt thi đua có đánh giá tuyên dương khen thưởng
(Mức khen thưởng được chi theo quy chế
chi tiêu nội bộ của trường được Hội nghị CB-VC-LĐ đầu năm quyết định)
10.Công tác khác:
*Công tác tổng hợp, thống kê, kế hoạch:
- Công tác tổng hợp, thống kê, kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ
và trong năm học đúng chính xác.
- Tiếp tục thực hiện tự kiểm định, đánh giá chất lượng giáo
dục trong nhà trường theo các Tiêu chí và Tiêu chuẩn đã quy định. Trong năm
phấn đấu mã hóa được hết các minh chứng theo hướng dẫn;
*Văn hóa nghệ thuật:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình dạy và học chính khóa
môn Âm nhạc.
-Thành lập đội văn nghệ nhà trường thường xuyên luyện tập
(có ít nhất 5 tiết mục). Mỗi lớp có một đội văn nghệ để công diễn trong các
ngày lễ, tết, các ngày hoạt động cao điểm trong trường, địa phương và ngành tổ
chức. Tham gia thi văn nghệ trong dịp ngày Nhà giáo Việt nam 20/11.
*Giáo dục thể chất:
Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 276/KH-GD ngày 11/9/2006
của phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà “V/v Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục thể
chất và Y tế học đường trong nhà trường” cụ thể:
+Đảm bảo dạy đủ, có chất lượng môn Thể dục trong nhà trường
và đánh giá theo chuẩn rèn luyện thân thể học sinh theo từng lớp.
+Thành lập đội bóng đã nhi đồng trong nhà trường, thường
xuyên luyện tập để tham gia giải bóng đá nhi đồng cấp tiểu học trong toàn
huyện.
+Thành lập đội tuyển điền kinh trong trường, thường xuyên
luyện tập để tham gia các cuộc thi cấp tiểu học trong huyện, phấn đấu đạt giải:
+) Chạy 60 m: 01 em.
+) Ném bóng: 01 em.
+) Bật xa: 01 em.
+) Thầy và trò tích cực tập luyện cầu lông để tham
gia các cuộc thi cấp huyện và rèn luyện sức khỏe.
- Tổ chức tốt phong trào vệ sinh ATTP (Đặc biệt tháng cao
điểm và ngày Môi trường thế giới 5/6).
- Kết hợp với trạm Y tế xã khám sức khỏe cho học sinh vào
tháng 10/2012 và tháng 4/2013 cho học sinh trong toàn trường.
- Vận động 80% trở lên số học sinh trong toàn trường tham
gia mua bảo hiểm thân thể, 90 % số học sinh ngoài tiêu chuẩn nghèo và là dân
tộc mua bảo hiểm Y tế.
- Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ
thường xuyên.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục phòng chống đại dịch cúm
A (H5N1) và các bệnh chuyển mùa trong trường học.
-Từng bước xây dựng cảnh quan sư phạm: Môi trường xanh -
sạch - đẹp, tu bổ bồn hoa cây cảnh, cây bóng mát và cây lấy gỗ.
*Giáo dục tinh thần nhân đạo từ thiện cho thầy và trò:
Trong năm học 2013-2014 vận động thầy và trò tích cực tham
gia các cuộc vận động nhân đạo từ thiện do cấp trên phát động.
*An toàn giao thông và chống các tệ nạn xã hội:
- Tăng cường giáo dục an toàn giao thông để 100% can bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường không vi phạm luật ATGT.
- Tăng cường giáo dục pháp luật để các tệ nạn xã hội không
xâm nhập vào trong nhà trường như: trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, chơi chất gây
nổ và trò chơi bạo lực.
*Công tác phát triển Đảng:
- Bồi dưỡng ít nhất từ 02 – 03 quần chúng được học lớp đối
tượng Đảng.
-Trong năm học 2013-2014 kết nạp từ 1 – 2 Đảng viên mới ;
* Công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh ntích
cực:
- Mục tiêu: Tiếp
tục phấn đấu đạt các tiêu chí mà BGD&ĐT quy định;
-Biện pháp: Bám
vào các tiêu chí, tiêu chuẩn của BGD&ĐT phấn đấu;
IV.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHUNG:
1.Duy trì tiểu học
đúng độ tuổi và CMC:
a.Duy
trì tiểu học đúng độ tuổi:
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên điều tra lại phổ cập một
cách cụ thể, cập nhật sổ thường xuyên. Trên cơ sở đó huy động hết trẻ trong độ
tuổi ra lớp, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục để chống bỏ học, lưu ban và
chống tái mù chữ. Đảm bảo kế hoạch chuyển lớp, duy trì sĩ số để duy trì phổ cập
đúng độ tuổi.
b.Duy
trì CMC:
- Kết hợp cùng trường THCS vận động hết trẻ học hết chương
trình tiểu học ra lớp phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện để
nâng cao trình độ - chống mù chữ.
2.Biện pháp thực
hiện Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quy chế dân chủ và quy định khác:
Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên nghiên cứu kỹ Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường và các văn bản hướng dẫn
quy định khác. Trên cơ sở đó định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi
cá nhân với công việc được phân công, trên quan điểm: cùng biết, cùng bàn, cùng
làm, cùng kiểm tra để có trách nhiệm cao trong mọi công việc. Năm học 2013-2014
nhà trường tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giáo viên theo “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”;
“Chuẩn Hiệu trưởng, Hiệu phó” để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực
cho đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Đồng thời thực hiện theo các tiêu
chí của trường chuẩn tiểu học mà Bộ GD&ĐT quy định.
*Thực hiện quy chế
chuyên môn:
a.Thực hiện đầy đủ
đúng chương trình, thời khóa biểu quy định ở từng lớp học:
-Năm học 2013-2014 trường tập trung chỉ đạo dạy chuẩn kiến
thức kỹ năng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt quan tâm tới 2 môn trọng
điểm là: Tiếng Việt và Toán ở tất cả các khối lớp để nâng cao chất lượng. Phấn
đấu khi học sinh học xong chương trình từng lớp phải đạt chuẩn về đọc, nói,
viết, tính toán theo chuẩn kiến thức ở lớp đó.
b.Biện pháp chỉ
đạo thực hiện khâu chuẩn bị lên lớp:
- Soạn bài trước khi lên lớp 3 ngày.
- Số giáo viên soạn bài trên máy vi tính: 12/17 đ/c = 75%.
- Tổ trưởng, Tổ phó ký duyệt hồ sơ giáo án vào ngày 20 đến 30 hàng tháng.
- BGH ký duyệt hồ sơ giáo án sắc xuất vào ngày 20 đến 30 hàng tháng
-Chuẩn bị kỹ đồ dùng thí nghiệm trước khi lên lớp, chỉ đạo
dạy đúng nội dung và phương pháp, sử dụng đồ dùng hợp lý, đảm bảo thời gian
từng tiết dạy.
-Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư
32/2009/TTBGD-ĐT. Chống gian lận trong kiểm tra thi cử và đánh giá học sinh.
(Lớp 1: Không cho điểm, trong khi chờ Hướng dẫn của BGD&ĐT, trường thực
hiện theo Công văn số 627/PGD&ĐT ngày 11/9/2013 về “HD thực hiện nhiệm vụ
GD tiểu học năm học 2013-2014”: Riêng các môn đánh giá bằng điểm số kết hợp với
nhận xét như Toán và Tiếng Việt giáo viên tăng cường đánh giá bằng nhận xét,
việc đánh giá bằng điểm số kết hợp nhận xét chỉ thực hiện ở các bài kiểm tra
định kỳ.....
- Phấn đấu có 40% giáo án xếp loại tốt; 40% giáo án xếp loại
khá, còn lại là giáo án xếp loại trung bình. Đối với giáo viên giỏi có 50% số tiết được tập thể dự xếp loại giỏi; 30% số
tiết xếp loại khá; không quá 10% tiết dạy trung bình.
c.Biện pháp chỉ
đạo các loại hồ sơ sổ sách:
- Ban giám hiệu chỉ đạo toàn trường thực hiện đủ, có chất
lượng các loại hồ sơ sổ sách quy định theo công văn số 587/PGD&ĐT ngày
13/9/2011 của phòng GD&ĐT Đầm Hà để nâng cao chất lượng, chống làm qua loa,
chiếu lệ, kém chất lượng.
d.Biện pháp thực
hiện ngoại khóa:
- BGH chỉ đạo các đoàn thể trong trường sớm củng cố và đi
vào thực hiện các chuyên đề, chủ đề, chủ điểm theo chỉ đạo của ngành, địa
phương và theo kế hoạch có hiệu quả, mang lại tính giáo dục cao cho học sinh,
tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi giữa giờ.
-Thực hiện nghiêm túc các nề nếp hoạt động ngoài giờ mà
trường đã quy định.
-Kết hợp cùng với Đoàn thanh niên xã chăm sóc Đài tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ của xã: trong năm thực hiện 3 lần (Ngày đầu xuân, ngày
Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2013.
-Đối tượng tham gia: Toàn Liên đội.
đ.Tổ chức các kỳ
thi cấp trường:
-Thi tìm hiểu An toàn giao thông: Tháng 11/2013.
(Có phụ lục riêng).
đ.Tham gia các kỳ
thi cấp huyện:
- Tham gia đầy đủ các cuộc thi cấp huyện;
3.Biện pháp xây
dựng đội ngũ:
a.Xây dựng tổ chuyên môn: 03 tổ
-Tổ văn phòng: Gồm 03 đồng chí do đồng chí Đinh Thị Đồng: Tổ
trưởng.
-Tổ 1+2: Gồm 9 đ/c ( đ/c Nguyễn Thị Mai: Tổ trưởng, đ/c
Nguyễn Thị Tấm: Tổ phó).
-Tổ 3+4+5: Gồm 10 đ/c ( đ/c Chu Bích Lan: Tổ trưởng, đ/c Lê
Quang Huy: Tổ phó).
b.Dự giờ thăm lớp (Ngoài BGH kiểm tra) trong năm học dự giờ 4 đợt lớn là:
-Đợt 1: Cuối tháng 9 và đầu tháng 10: Đánh giá chất lượng
giáo viên đầu năm.
-Đợt 2: Dịp 20/11: Dự chuyên đề về “giải toán có lời văn lớp 2”.
Thi tìm hiểu An toàn giao thông.
-Đợt 3: Dịp 26/3: Thực hiện chuyên đề: Ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy ở tất cả các khối lớp.
-Đợt 4: Cuối tháng 3, đầu tháng 4: Dự giờ đánh giá chất
lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
c.Biện pháp bồi
dưỡng giáo viên giỏi:
-Trên cơ sở dự giờ, phân loại giáo viên đầu năm, trường tập
trung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về nội dung và chương trình, phương pháp
dạy học các môn về kỹ năng, phương pháp, đạc biệt là các bài khó, các thí
nghiệm thực hành, cụ thể tập trung vào các chuyên đề như sau:
+Tháng 10/2013: thực hiện chuyên đề Toán mỗi khối 1 tiết.
+Tháng 12/2013: Thực hiện chuyên đề ứng dụng công nghệ thông
tin môn TNXH lớp 1 và khoa, Sử, Địa lớp 5 (mỗi khối lớp 1 tiết).
Qua thực hiện chuyên đề, dự giờ nghiêm túc để thống nhất
trong chỉ đạo về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng,
thiết bị, … chung cho cả trường. ngoài ra còn tham gia chuyên đề cụm để giáo
viên học tập kinh nghiệm các trường bạn để nâng cao tay nghề.
-Để giáo viên trong trường nắm vững chuyên môn, trường còn
chỉ đạo học tập bồi dưỡng thường xuyên và nghiên cứu tập san giáo dục, học tập
qua băng đĩa hình nghiêm túc để nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
-Về đánh giá xếp loại giáo viên: Thực hiện nghiêm túc hàng
tháng, hàng kỳ và cả năm học. Hiệu trưởng chỉ đạo xếp loại phải dân chủ, công
bằng nghiêm túc theo quy định, trên cơ sở đó động viên uốn nắn kịp thời giúp đỡ
đồng nghiệp cùng tiến bộ.
4.Biện pháp quản
lý sử dụng và nâng cao điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học:
a.Quản lý cơ sở
vật chất trong trường:
- Hợp đồng bảo vệ với trách nhiệm cụ thể trong việc bảo vệ
tài sản nhà trường. BGH thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.
- Kế toán lập sổ tài sản, thiết bị thư viện lập sổ theo dõi
việc mượn trả đồ dùng, thiết bị giảng dạy, …
- Lập tủ sách thư viện trường học để giáo viên và học sinh
được mượn sách. Phân công người phụ trách theo dõi và sắp xếp tủ sách dùng
chung.
b.Tham mưu với địa
phương và ngành đầu tư:
*Đối với
phụ huynh:
-Trang trí lớp học.
*Đối với
địa phương:
-Tham mưu với huyện để xây mới ở 2 điểm trường Tân Thanh và
Tân Đức với 6 phòng học.
*Đối với
nhà trường:
-Tu bổ lại các bồn hoa ở các điểm trường.
*Đối với
UBND huyện:
-Đầu tư xây mới 06 phòng học tại 2 điểm trường Tân Thanh và
Tân Đức;
5.Biện pháp thực
hiện dân chủ hóa trong trường và xã hội hóa giáo dục:
a.Thực hiện dân chủ trong nhà trường:
Thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học, Điều lệ nhà
trường và Luật giáo dục, đảm bảo công khai cán bộ-giáo viên-nhân viên trong
trường: cùng biết, cùng làm, cùng kiểm tra mọi công việc. Động viên cán bộ,
viên chức thi đua vươn lên trong mọi hoạt động, kiên quyết chống các hiện tượng
tiêu cực nẩy sinh trong nhà trường.
b.Công tác xã hội hóa giáo dục:
-Thường xuyên tham mưu với cấp Ủy Đảng, chính quyền địa
phương về việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giáo dục, xin ý kiến để chỉ đạo
thực hiện đúng quy định của địa phương và ngành giáo dục.
-Phát huy vai trò của hội phụ huynh thông qua Ban đại diện
cha mẹ học sinh, phổ biến công khai kế hoạch công tác của trường, các khoản
công khai trong trường học (Theo Quy chế dân chủ và Điều lệ nhà trường).
Qua đó động viên phụ huynh cùng nhà trường giáo dục học sinh
để đạt mục tiêu đào tạo trong năm học.
6.Biện pháp chỉ
đạo công tác thi đua:
BGH kết phối hợp chặt chẽ với Công đoàn xác định rõ mục tiêu
thi đua của trường ngay từ đầu năm học. Từ đó động viên các tập thể và cá nhân
tích cực hưởng ứng 4 đợt thi đua đó là:
*Đợt 1: Từ đầu năm đến 20/11/2013:
Nội dung: Phát động, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
cuộc vận động “Hai không” của ngành. Xây dựng, củng cố nề nếp trong trường,
xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa của địa phương, xây dựng đội
ngũ và gia đình nhà giáo trở thành nhà giáo và gia đình nhà giáo văn hóa.
*Đợt 2: Từ 21/11/2013 đến 03/02/2014:
Nội dung: Thực hiện kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong
trường. Giáo dục truyền thống Quân đội, của Đảng tới giáo viên và học sinh.
Giáo viên phấn đấu vươn lên trở thành Đảng viên. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên
giỏi.
*Đợt 3: Từ 04/02/2014 đến 26/3/2014:
Nội dung: Đội ngũ thực hiện giỏi việc trường, đảm việc nhà.
Giáo dục truyền thống phụ nữ việt Nam, truyền thống Đoàn tới giáo
viên, học sinh. Tập trung ôn tập củng cố kiến thức nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh.
*Đợt 4: Từ 27/3/2014 đến hết năm học:
Nội dung: Chào mừng ngày thành lập Đội, ngày sinh nhật của
Bác Hồ. Động viên giáo viên hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học.
Trong quá trình tổ chức hoạt động thi đua. Bám sát nhiệm vụ
năm học và các ngày cao điểm để định ra cụ thể nội dung thi đua. Từ đó kiểm tra
đôn đốc giúp các tổ chức và cá nhân thực hiện có hiệu quả. Căn cứ vào các chỉ
tiêu thi đua, vào kết quả từng đợt, từng kỳ đánh giá kịp thời để động viên
phong trào và uốn nắn sửa chữa.
7.Biện pháp công
tác quản lý của nhà trường:
a.Công tác kiêm nhiệm trong trường:
- Thư ký Hội đồng: đ/c Nguyễn Thu Hà.
- Tổng phụ trách Đội: đ/c Lê Quang Huy.
- Kế toán: đ/c Đinh Huỳnh Giang.
- Y tế học đường: đ/c Đinh Thị Đồng.
- Thư viện, thiết bị: đ/c Dín Thị Tư.
b.Hội đồng Thi đua-Kỷ luật nhà trường:
+Chủ tịch Hội đồng: đ/c Vũ Xuân Ngọc.
+Phó chủ tịch Hôị đồng: đ/c Nguyễn Thị Bắc - Chủ
tịch Công đoàn.
+Thư ký Hội đồng: đ/c Nguyễn Thu Hà.
+Các ủy viên:
1.Đ/c Nguyễn Thị Mai: Tổ trưởng tổ 1+2.
2.Đ/c Chu Bích Lan: Tổ trưởng tổ 3+4+5.
3.Đ/c Đinh Thị Đồng: Tổ trưởng tổ Văn phòng.
4.Đ/c Phạm Văn Toan: TPT Đội.
5.Đ/c Lê Quang Huy: Bí thư chi đoàn trường;
6.Đ/c Nguyễn Thị Tấm: Thanh tra nhân dân nhà
trường;
c.Biện pháp xây dựng đội ngũ:
- Coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống tới đội ngũ. Nâng cao nhận thức trách nhiệm trong thầy và trò. Tăng
cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đẩy mạnh phong trào tự học, tự rèn và lao
động sáng tạo cho học sinh noi theo.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
trong trường, thông qua việc phân công nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu kế
hoạch đề ra.
d.Công tác quản lý của Hiệu trưởng:
- Thực hiện quản lý đúng Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu
học, Quy chế dân chủ và các văn bản chỉ
đạo để đưa nhà trường đi vào kỷ cương thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Củng cố chỉ đạo, thực hiện đủ, đúng các loại hồ sơ quản lý
(Theo công văn số 587/PGD&ĐT ngày 13/9/2011 của phòng GD&ĐT Đầm Hà) và
sử dụng có hiệu quả.
- Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt, hội họp, đảm bảo thời gian
và chất lượng.
- Quản lý chặt chẽ nội dung chương trình, phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, thời gian, thời lượng dạy của giáo viên, học của học
sinh.
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ, Pháp lệnh công chức
… nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong quản lý.
- Chỉ đạo sát sao các phong trào thi đua.
- Sử dụng đội ngũ hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực của
từng người để phát huy nội lực.
- Quản lý các giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu
kém trong các buổi dạy thêm trong tuần để nâng cao chất lượng giáo dục.
đ.Quản lý dạy thêm, học thêm, tập trung vào:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém, mỗi
tuần 2 buổi (GV dạy từ thiện do (Công đoàn ngành phát động).
- Bồi dưỡng học sinh trong các kỳ thi như: Chất lượng mũi
nhọn (4 buổi/tháng).
Công tác này được BGH thống nhất với phụ huynh và chỉ đạo
sát sao đến với giáo viên.
h.Tham gia các cuộc vận động, các phong trào mang tính xã
hội, chính trị và nhân đạo từ thiện:
-Vận động học sinh, giáo viên tham gia đầy đủ các cuộc vận
động, trên cơ sở đó giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm vì mọi
người, mọi người vì mình.
i.Công tác tổ chức Tài chính và điều hành:
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường như: Lương và các khoản phụ cấp, thực hiện nghiêm
Luật ngân sách và Quy chế chi tiêu nội bộ trong trường để đảm bảo phần chi cá
nhân và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Thu-chi và quyết toán kịp thời với cấp trên.
- Thực hiện tốt ba công khai và bốn kiểm tra trước tập thể
hội đồng nhà trường.
8.Công tác xây
dựng Đảng:
- Lãnh đạo để mọi đảng viên trong chi bộ nhà trường nêu cao
tinh thần trách nhiệm, gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đi đầu trong
các phong trào thi đua của trường.
- Quan tâm bồi dưỡng
giúp đỡ quần chúng tích cực để phát triển Đảng, phấn đấu trong năm học kết nạp
từ 1 đến 03 đảng viên.
9.Thực hiện thông
tin 2 chiều:
- Lập sổ công văn đi, công văn đến để theo dõi.
- Cập nhật các thông tin trên mạng Internet của phòng giáo
dục huyện Đầm Hà.
- Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, đảm bảo yêu cầu
giữa:
+) Nhà trường với giáo viên.
+) Nhà trường với phòng GD&ĐT Đầm Hà.
+) Nhà trường với địa phương.
+) Nhà trường với phụ huynh học sinh.
V.ĐĂNG KÝ THI ĐUA NĂM HỌC 2013-2014:
1.Cá nhân:
- LĐTT: 22/22 đ/c ;
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 17 đ/c ;
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 10 đ/c ;
- CSTĐ cấp cơ sở: 8 đ/c ;
- CSTĐ cấp tỉnh: 2 đ/c;
- Sở GD&ĐT khen: 3 đ/c ;
Cụ thể:
2.Tập thể:
- Tổ lao động tiên tiến: 3/3 tổ ;
- Trường tiên tiến cấp huyện;
- Trường tiên tiến cấp tỉnh;
- Liên Đội vững mạnh xuất sắc.
- Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
VI.ĐỀ NGHỊ:
- Đề nghị xây dựng 6 phòng học tại 2 điểm trường Tân Thanh
và Tân Đức;
- Đề nghị PGD xây dựng, sửa chữa ngay các hạng mục công
trình bị bão số 5 làm hư hại như: Cổng, biển trường; nhà để xe; sửa dãy nhà B
điểm trung tâm (chống dột) để nhà trường sớm được sử dụng.
KẾT LUẬN:
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014
của trường tiểu học Quảng Tân dựa trên kết quả năm học vừa qua về sự phấn đấu
của thầy và trò nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của phòng GD&ĐT huyện, Đảng
ủy, chính quyền địa phương, Hội phụ huynh học sinh cùng các ban ngành đoàn thể.
Trường tiểu học Quảng Tân quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học
2013-2014./.
DỰ KIẾN MỘT SỐ HỘI THI VÀ
GIAO LƯU CẤP TRƯỜNG, CẤP HUYỆN GIÁO VIÊN, HỌC SINH TIỂU
HỌC NĂM HỌC 2013-2014.
(Xây dựng dựa trên công văn số 627/ PGD&ĐT ngày 11/9/2013 và công
văn số của huyện đoàn ..)
Thời gian
|
Nội dung
|
Thành phần
|
Địa điểm
|
Cấp trường
|
Tháng 9/2013
|
Hội thi Cán bộ
thư viện giỏi
|
01 người (Đ/c Dín Thị Tư dự thi)
|
|
Tháng 10/2013
|
Đá cầu học sinh
|
Thành lập đội
tuyển gồm 8 em
|
|
Tháng 11/2013
|
Giao lưu Tiếng
Việt của chúng em
|
Mỗi lớp 3 HS
(Lớp có HS dân tộc – phải là HSDT thiểu số)
|
Trường chính
|
Bóng đá HS tiểu
học
|
Thành lập đội
tuyển gồm 12 em
|
|
Tháng 12/2013
|
Hội thi viết chữ
và trình bày bài đẹp
|
Mỗi lớp 3 HS
|
Trường chính
|
Giao lưu Tiếng
Anh cho Giáo viên và Học sinh
|
Mỗi lớp 3
HS (HS từ lớp 1-> L5 được học
T.Anh)
|
Trường chính
|
Tháng 01/2014
|
Điền kinh HS
tiểu học
|
Mỗi thể loại 3
em
|
|
Tháng 2/2014
|
Giao lưu HSG văn
hóa (T.Việt và Toán)
|
HS giỏi các lớp
trong học kỳ I
|
Trường chính
|
Tháng 3/2014
|
Dự kiến thi: - Violympic Tiếng Anh
- Olym pic Toán
trên mạng Internet.
|
Mỗi lớp 3 HS
|
Trường chính
|
Tháng 4/2014
|
Thành lập, tập
đội tuyển Nghi thức
|
|
|
C.bị thi TPT Đội
giỏi
|
|
|
Cấp Huyện
|
Tháng 9/2013
|
Hội thi Cán bộ
thư viện giỏi
|
01 người /trường
|
TH Tân Lập
|
T 11-12/2013
|
Giải đá cầu
|
|
|
Giải bóng đá HS
TH và THCS
|
|
|
Tháng 01/2014
|
Giao lưu Tiếng
Việt của chúng em
|
Mỗi trường
3-> 10 HS (L1-> L5)
|
TH Tân Lập
|
Giải cầu lông,
bóng bàn
|
|
|
Tháng 02/2014
|
Hội thi viết chữ
và trình bày bài đẹp
|
Mỗi khối lớp 2
HS
|
TH Thị trấn
|
Giao lưu Tiếng
Anh cho Giáo viên và Học sinh
|
Mỗi trường 6
HS (HS từ lớp 3-> L5 được học
T.Anh) và 01 GV
|
Tân Lập
|
Giải điền kinh
học sinh
|
|
|
Tháng 04/2014
|
Giao lưu HSG văn
hóa (T.Việt và Toán)
|
HS giỏi các lớp
3.4.5 trong học kỳ I
|
TH Thị trấn
|
|
|
|
Dự kiến thi: - Violympic Tiếng Anh
- Olym pic Toán
trên mạng Internet.
|
Mỗi lớp 3 HS
(lớp 3;4;5)
|
TH Thị trấn
|
Tháng 5/2014
|
Thi Tổng phụ
trách giỏi
|
|
Huyện đoàn báo
sau
|
Thi nghi thức
Đội
|
|