Trường tiểu học Tân Lập tiền thân là trường tiểu học Đầm Hà 2 thuộc xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà. Được thành lập và đổi tên là trường tiểu học Tân Lập theo Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Ủy Ban nhân dân huyện Đầm Hà. Trường được đặt ở vị trí trung tâm của xã với tổng diện tích là 12,750 m2 , cách trung tâm huyện 2,5 km; Phía đông giáp với xã Đầm Hà; Phía tây giáp với xã Đại Bình; Phía nam giáp Biển đông; Phía bắc giáp xã Quảng Tân.
Nhà trường có đầy đủ phòng học cho mỗi
lớp thực hiện học 2 buổi/ngày, có đủ một số phòng chức năng theo quy định. Ngoài
ra trường còn có một nhà đa năng với diện tích 360 m2 phục vụ cho
các hoạt động thể dục, thể thao và hoạt động ngoài giờ. Trang thiết bị, đồ dùng
dạy học được quan tâm đầu tư đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy-học và các hoạt
động khác trong nhà trường. Cảnh quan khuôn viên trường thường xuyên được quan
tâm chăm sóc tạo cho khuôn viên nhà trường luôn xanh-sạch-đẹp.
Tổng biên chế cán bộ, giáo viên và
nhân viên của trường được giao trong năm học 2013-2014 là 25 đ/c bao gồm: Ban giám hiệu: 2 đ/c, Kế toán-hành
chính: 1 đ/c, Y tế: 1 đ/c, Thư viện-Thiết bị: 1 đ/c, tổng phụ trách đội: 1 đ/c,
giáo viên giảng dạy: 19 đ/c. Được bố trí cơ cấu thành 3 tổ chuyên môn (Tổ khối
1 + 2 và tổ khối 3 + 4 + 5 và tổ văn phòng); 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên
có trình độ đào tạo chuẩn, trong đó có 84 % có trình độ đào tạo Cao đẳng và Đại
học. Nhà trường có chi bộ đảng với tổng số 07 đảng viên, có tổ chức Công đoàn với
25 đoàn viên và tổ chức chi đoàn thanh niên với 15 đoàn viên là cán bộ, giáo
viên. Nhà trường thường xuyên được cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương xã và cơ
quan Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện quan tâm chỉ đạo.
Năm học 2013-2014 toàn trường có 12 lớp với tổng số 245 học sinh. Học sinh trong trường chủ
yếu là con em thuộc các hộ gia đình làm nghề nông nghiệp và ngư nghiệp nên kinh
tế gia đình còn nhiều khó khăn. Trong các năm học qua công tác giáo dục và đào
tạo của nhà trường đã có nhiều cố gắng, tỷ lệ huy động trẻ vào các lớp học đạt
100%, công tác duy trì sĩ số được quan tâm và đạt tỷ lệ cao, về chất lượng đào
tạo học sinh năm sau thường cao hơn năm trước; tỷ lệ học sinh học sinh giỏi hàng
năm chiếm từ 25-29%, học sinh khá chiếm từ 43-48%; học sinh chuyển lớp, chuyển
cấp đạt từ 99-100%; Đặc biệt trong các kỳ thi giao lưu học sinh giỏi bộ môn văn
hoá và năng khiếu cấp huyện, cấp tỉnh nhà trường đã có gần 40
lượt học
sinh đạt giải; về công tác thi đua: có 22 thầy cô giáo liên tục đạt danh hiệu
lao động tiên tiến; 5 thầy cô giáo liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở;
02 thầy cô giáo được Sở GD&ĐT và UBND tỉnh khen, 2 tổ chuyên môn liên tục đạt
danh hiệu tập thể tổ lao động tiên tiến, đơn vị nhà trường liên tục được công
nhận danh hiệu tập thể trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Từ những kết quả
đạt được, năm 2010 nhà trường đã vinh dự được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp
bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Mục
tiêu cơ bản của nhà trường trong năm học 2013-2014 là: Tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuộc vận động "Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" gắn với phong trào
thi đua xây dựng "Nhà trường văn hoá, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch"
và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng
sống cho học sinh. Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh; tổ chức dạy học theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh; tăng cường giáo dục đạo
đức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường cho học
sinh; tích cực nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy; đồng
thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho đổi mới công tác dạy và
học để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh một cách bền vững, làm tiền đề vững
chắc cho việc nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường. Thực hiện hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với chất lượng cao tiến tới thực hiện hoàn
thành các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Nâng cao
chất lượng các tiêu chuẩn để giữ vững trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ
II. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt Thông tư 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày
23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đơn vị trường sớm hoàn thành các tiêu
chí được kiểm tra đánh giá ngoài và đánh giá lại.
Một số hình ảnh về Nhà trường