LUỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
KẾ HOẠCH CHIẾN LUỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI BÌNH
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
I. Mục đích xây dựng kế hoạch chiến luợc trường THCS Đại Bình.
Kế hoạch chiến luợc phát triển trường THCS Đại Bình giai đoạn 2010-2015 nhằm xác định rõ mục tiêu Giáo dục và Đào tạo là đào tạo học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức tốt, có sức khỏe, tri thức và kỹ năng sống, trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cá nhân, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Đại Bình giai đoạn 2010-2015 nhằm xác định rõ định hướng tương lai của nhà trường thông qua việc xác định được sứ mạng, giá trị, tầm nhìn, đề ra các giải pháp để thực hiện được điều đó; xác định được các mục tiêu ưu tiên; tập trung sức mạnh vào các ưu tiên phát triển; xây dựng, thực hiện và điều chỉnh các chiến lược có hiệu quả; xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức bên ngoài; đánh giá sự tiến bộ của nhà trường; nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
II. Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục nhà trường THCS Đại Bình giai đoạn 2010-2015.
1. Sơ lược lịch sử, đặc điểm của nhà trường
Trường THCS Đại Bình nằm phía Tây huyện Đầm Hà thuộc Thôn Làng Y xã Đại Bình. Từ những năm đầu thành lập cho đến nay trường luôn có những bước phát triển mạnh mẽ, trường hiện có 7 lớp với 145 học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 20 thầy cô giáo, có 1 chi bộ Đảng (8 Đảng viên), 1 tổ chức công đoàn, 1 chi đoàn giáo viên.
2. Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường
2.1. Những điểm mạnh và điểm yếu của trường THCS Đại Bình
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Học sinh - Đại đa số học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức đạo đức tốt.
- Một số học sinh có năng lực tiếp thu kiến thức nhanh, khả năng học tập tốt. - Một số học sinh nhận thức chậm nên kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tế chưa tốt. - Tạo kết quả giáo dục chất lượng ngày càng tiến bộ và đi vào thực chất.
- Khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nâng cao chất lượng.
Đội ngũ giáo viên - Trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn trở lên.
- Có năng lực trong chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao.
- Có phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt. - Gần 1/2 giáo viên có tuổi đời cao (50 tuổi trở lên).
- Trình độ tay nghề không đồng đều. - Tạo nên một môi trường giảng dạy chất lượng cao.
- Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của một số giáo viên tuổi đời cao còn hạn chế.
- Một số giáo viên phải dạy kiêm nhiệm nên hiệu quả giảng dạy chưa cao.
CSVC, thiết bị - Được Sở, Phòng GD&ĐT đầu tư trang thiết bị dạy học, đảm bảo số lượng các trang, thiết bị dạy học tối thiểu. Công tác quản lý trang thiết bị, CSVC của cán bộ, GV nhà trường tương đối tốt.
- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, hội cha mẹ HS hỗ trợ CSVC cho nhà trường. - Đồ dùng dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng chưa tốt hay bị hỏng hoặc độ chính xác chưa cao. Việc tự làm đồ dùng dạy học của GV chưa thường xuyên. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Thông tin - Giáo viên được phân công làm công tác quản lý, lưu trữ công văn đi, đến có tinh thần trách nhiệm cao, việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ các cấp kịp thời. - Lưu trữ chưa có biên chế, nhân viên hợp đồng năng lực, nghiệp vụ về công tác văn thư còn hạn chế. - Công văn đi, đến còn hạn chế.
Tài chính - Nhà trường được phân cấp quản lí tài chính theo nghị định 43/CP (7/2007). Nhân viên kế toán có năng lực chuyên môn tương đối vững vàng.
- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, do đó hội cha mẹ luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện về tài chính để nhà trường hoạt động. - Nguồn tài chính được cấp có hạn, chưa đảm bảo nguồn chi cho tất cả các hoạt động giáo dục, đặc biệt là những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Thực hiện thu, chi đúng qui định.
- Việc tổ chức, thực hiện các hoạt động ngoại khóa gặp khó khăn do nguồn tài chính có hạn.
Dạy học - Giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng do Bộ GD&ĐT quy định.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng CNTT linh hoạt, sáng tạo. - Khả năng áp dụng CNTT của một số GV còn hạn chế do gần 1/2 giáo viên có tuổi đời cao (50 tuổi đời trở lên).
- Trình độ tay nghề, năng lực giảng dạy không đồng đều (1 số GV trẻ thiếu kinh nghiệm). - Chất lượng giáo dục nhà trường được giữ vững và phát huy.
- Khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy (Đối với những GV có tuổi cao).
Hoàn thiện đổi mới - BGH tập trung chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.
- Trường đã đầu tư, trang bị tương đối đầy đủ CSVC (máy chiếu Projecter) tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đạt kết quả tốt.
- Một số GV trong nhà trường chưa thực sự tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học (do năng lực còn hạn chế). - Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên.
- Trình độ nghiệp vụ, trình độ tin học cán bộ, giáo viên từng bước được nâng cao.
Lãnh đạo quản lý - BGH đã được tập huấn về nâng cao năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường tốt. - Bước đầu còn lúng túng trong việc quản lý tài chính (do mới được phân cấp). - Bộ máy nhà trường hoạt động tương đối đồng đều, có hiệu quả.
2.2. Cơ hội và thách thức.
a. Cơ hội.
- Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhận thức của phụ huynh học sinh có nhiều chuyển biến, phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con em, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao.
- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, đổi mới công tác quản lý sẽ là hướng phát triển trọng tâm nhà trường. Đây là cơ hội rất lớn để nhà trường nhanh chóng thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo viên, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Các chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho GV đa dạng, thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
b. Thách thức.
- Nhu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao, trong khi các điều kiện thực hiện và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trước mắt còn hạn chế.
- Tư duy quản lý, dạy và học vẫn còn bị ảnh hưởng của tâm lý ngại thay đổi, ảnh hưởng tới việc đổi mới trong công tác giáo dục.
2.3. Những thành tựu nhà trường đã đạt được.
a. Những thành tựu.
Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT Đầm Hà, của UBND Huyện Đầm Hà, của chính quyền địa phương và toàn xã hội, trong những năm vừa qua, với những quyết sách giáo dục phù hợp với thực tiễn, nhà trường đã tạo ra được những bước tiến đáng kể trong chất lượng giảng dạy và học tập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đạt 100% trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng được nâng cao về chất lượng, số lượng giáo viên giỏi các cấp được giữ vững và tăng hàng năm. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một được nâng cao.
Sau đây là một số thành tích nổi trội nhà trường đạt được:
Năm học Thành tích Cấp khen
2005-2006 Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến UBND Huyện Đầm Hà
2008-2009 Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến UBND Huyện Đầm Hà
2009-2010 Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến UBND Huyện Đầm Hà
b. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà, sự quan tâm các cấp chính quyền địa phương, sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm, tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh.
- Tình hình an ninh chính trị ổn định, đời sống của nhân dân trên địa bàn được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường triển khai nhiệm vụ dạy học.
- Tập thể sư phạm nhà trường là một tập thể đoàn kết, nhất trí có năng lực chuyên môn vững vàng, 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, yêu nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; thực hiện có hiệu quả phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Phụ huynh học sinh đã có nhiều đóng góp công sức, tiền của đầu tư hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho công tác dạy và học trong nhà trường.
c. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
- Một số học sinh xác định động cơ học tập chưa đúng, còn mải chơi, chưa chăm học dẫn đến kết quả học tập còn thấp.
- Một số phụ huynh học sinh chưa nhận thức đầy đủ và thấy hết trách nhiệm về vai trò của giáo dục, buông lỏng quản lý con em, phó thác cho nhà trường.
- Tư duy chậm đổi mới của một số ít giáo viên, quan niệm đề cao kiến thức, coi nhẹ năng lực hoạt động của học sinh vẫn còn tồn tại.
- Chất lượng giáo viên không đồng đều, chưa có biện pháp hữu hiệu để động viên giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, một số môn, giáo viên còn hạn chế trong phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, dẫn đến chất lượng mũi nhọn một số bộ môn còn thấp.
- Ngân sách phục vụ cho công tác dạy học còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, các tệ nạn xã hội luôn có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường.
3. Các căn cứ, cơ sở pháp lí xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược.
- Căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đã định hướng rõ: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Căn cứ vào Luật giáo dục năm 2005; Luật giáo dục sửa đổi năm 2009.
- Nghị định 43/2006/NĐ-CP (ngày 25/04/2009) qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.
III. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển trường THCS Đại Bình trong giai đoạn 2010-2015.
1. Sứ mạng, giá trị, tầm nhìn.
1.1. Sứ mạng.
Tạo dựng được môi trường học tập về nền nếp, kỉ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh tự rèn luyện, phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
1.2. Tầm nhìn.
Đến năm 2015, trường THCS Đại Bình là một trường có uy tín và chất lượng cao của huyện Đầm Hà và đạt mức độ 3 về kiểm định chất lượng giáo dục.
1.3. Các giá trị cốt lõi.
- Tình đoàn kết. - Tinh thần trách nhiệm.
- Tính trung thực. - Lòng tự tôn trọng.
- Tính sáng tạo. - Sự hợp tác.
- Khát vọng vươn lên.
2. Mục tiêu chiến lược.
2.1. Các mục tiêu tổng quát.
* Mục tiêu ngắn hạn.
- Năm học 2010-2011 Trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện.
- Năm học 2011-2012 trường THCS Đại Bình đạt danh hiệu trường xuất sắc cấp Tỉnh.
- Năm học 2012-2013 trường THCS Đại Bình đạt hiệu trường tiên tiến cấp Huyện.
- Năm học 2013-2014 phấn đấu là trường xuất sắc cấp Tỉnh.
* Mục tiêu trung hạn.
Đến năm 2015 trường THCS Đại Bình tiếp tục phấn đấu là trường xuất sắc cấp Tỉnh. Kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức độ 3
* Mục tiêu dài hạn.
- Đến năm 2017: Trường phấn đấu trường xuất sắc cấp Tỉnh.
- Đến năm 2020: Trường THCS Đại Bình trường xuất sắc cấp Tỉnh, là 1 trong những trường dẫn đầu khối THCS huyện Đầm Hà.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu 1: Đổi mới công tác quản lý giáo dục, qui mô phát triển nhà trường hợp lý và nâng cao các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Quy mô nhà trường: trường hạng 3 với 7 lớp.
- Duy trì công tác phổ cập giáo dục. Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Duy trì sĩ số học sinh và qui mô trường lớp, không có hiện tượng học sinh bỏ học.
- Nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia.
Mục tiêu 2: Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Đội ngũ nhà giáo được xây dựng theo hệ thống giá trị là “Tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, tính trung thực và khát vọng vươn lên”.
- Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong trường học, xây dựng nội bộ nhà trường đoàn kết, không có CBGVNV bị xử lý kỷ luật.
- Xếp loại CBGVNVVC 100% xếp loại đạt trở lên, trong đó 90% đạt loại khá giỏi.
Mục tiêu 3: Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tỷ lệ xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên.
- Số lượng HSG các cấp được duy trì và ngày càng được nâng cao.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp THCS. Học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt 95%, hạnh kiểm khá tốt từ 90% trở lên, không có HS xếp loại học lực kém và hạnh kiểm yếu.
- Kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức độ 3.
Mục tiêu 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.
Huy động tốt các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác dạy và học, sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển nhà trường, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với phụ huynh, học sinh và nhân dân.
Mục tiêu 5: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn.
3. Các giải pháp chiến lược.
3.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
- Hiệu trưởng đổi mới cách chỉ đạo, quản lý dạy và học, cập nhật nội dung, giáo trình, các tiến bộ khoa học-công nghệ cho phù hợp.
- Giáo viên nắm vững nội dung chương trình SGK, bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, các kĩ thuật dạy học tích cực do Bộ giáo dục ban hành, phát triển các phương tiện dạy học hiện đại, áp dụng công nghệ và phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng một cách sáng tạo và đạt hiệu quả.
- Tổ chức các chuyên đề của trường, cụm trường nhằm học hỏi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm để giáo viên nâng cao tay nghề, văn hóa nghề nghiệp và kĩ năng sống cho học sinh.
- Trang bị hệ thống phòng học bộ môn và các thiết bị thí nghiệm phục vụ giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh.
- Mạng lan, mạng truyền thông học tập, mạng quản lý nội bộ kết nối với mạng sở, phòng giáo dục để học tập trực tuyến và học hợp tác.
- Đổi mới cách ra đề, kiểm tra và đánh giá học sinh.
3.2. Phát triển đội ngũ.
- Lập kế hoạch phát triển đội ngũ
+ Quy hoạch phát triển đội ngũ: số lượng, môn, độ tuổi, chất lượng, trình độ đào tạo.
+ Kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên dự các lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, trên cơ sở đó sẽ khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.
- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán, cán bộ giáo viên trẻ, tài năng bố trí vào các vị trí quản lý của nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thu hút giáo viên có chất lượng làm việc cho trường, xây dựng môi trường giáo dục cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
3.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ.
- Làm tốt công tác xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin phục vụ dạy và học.
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có hiệu quả.
3.4. Nguồn lực tài chính.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, khoa học, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn kinh phí do Hội phụ huynh ủng hộ.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực: Sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ nhân lực với tổ chức thông tin khoa học. Tiết kiệm các khoản chi dịch vụ công (điện nước, lao động, điện thoại…), vật tư văn phòng, chi phí hội họp, chi thuê mướn, tiếp tân, khách tiết, thực hiện khoán chi hành chính.
- Quản lý các nguồn lực công khai, minh bạch.
- Tăng cường sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.
3.5. Hệ thống thông tin.
- Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên học tập, bồi dưỡng về tin học, đầu tư các phần mềm về quản lý, giảng dạy để phục vụ giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao.
- Truyền thông, quảng bá và tiếp thị, xây dựng thương hiệu nhà trường.
+ Xác lập tiêu chí và chuẩn đầu vào khi tuyển chọn học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, tổ chức bộ máy quản lý nhà trường.
+ Đẩy mạnh truyền thông và quảng bá. Xây dựng thương hiệu trong môi trường xã hội, trong nội bộ trường bằng nhiều cách: công bố sứ mạng tầm nhìn và giá trị của nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng: Phát thanh, truyền hình, trang web…
3.6. Quan hệ với cộng đồng.
Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục dựa trên mối quan hệ đa chiều: Gia đình – Nhà trường – Xã hội để tạo nên một môi trường sư phạm lành mạnh giúp học sinh phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, nhà trường còn quan hệ tốt với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn và chính quyền địa phương để đề xuất các ý kiến, tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ, phục vụ cho công tác giáo dục nhà trường được đảm bảo và đạt hiệu quả.
3.7. Lãnh đạo và quản lý.
- Lãnh đạo nhà trường: Nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu tình hình kinh tế - xã hội, đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập, phân tích và dự báo xu thế phát triển của nhà trường. Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng và giá trị của nhà trường…Có bản lĩnh đổi mới, ra quyết định đúng đắn, kịp thời và chịu trách nhiệm về các quyết định đó và làm tốt công tác xã hội hóa. Có khả năng vận động, tham mưu, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường.
- Năng lực quản lí lãnh đạo nhà trường khoa học: Tổ chức, xây dựng các kế hoạch hành động, phù hợp với tầm nhìn chiến lược. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả. Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ giáo viên, nhân viên; đào tạo bồi dưõng đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường.
- Quản lý việc thực hiện chương trình các môn học theo hướng phân hóa, phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng theo các qui định hiện hành.
- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; quản lý giáo dục toàn diện thông qua tổ chức các chương trình giáo dục để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi học sinh.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Sử dụng hiệu quả tài sản, thiết bị phục vụ đổi mới giáo dục.
- Quản lý hồ sơ đúng qui định. Tổ chức các phong trào thi đua trong dạy và học. Xây dựng hệ thống thông tin, ứng dụng CNTT trong quản lý dạy và giáo dục. Đảm bảo đánh giá các mặt hoạt động của nhà trường khách quan, công bằng, khoa học. Tiếp nhận xử lý thông tin phản hồi kịp thời.
IV. Tổ chức thực hiện và đề xuất.
1. Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược.
1.1. Ban giám hiệu.
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung của nhà trường.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động có liên quan đến nhiều bộ phận, tổ chuyên môn trong đơn vị và các đơn vị khác.
- Tổ chức thực hiện và phân công hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Tổ chức, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm của nhà trường và thực hiện kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn phát triển.
- Tham mưu với UBND Xã Đại Bình chỉ đạo tiếp tục xây dựng tốt nếp sống văn minh, văn hóa trên địa bàn. Tạo điều kiện cho nhà trường trong công tác huy động kinh phí xã hội hóa giáo dục một cách thuận lợi và lâu dài. Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, trong đó nhà trường là chủ đạo, là cầu nối giữa các môi trường giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.
- Tham mưu với các cấp có thẩm quyền có kế hoạch hỗ trợ tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
1.2. Các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Chủ động xây dựng các kế hoạch phát triển của tổ chuyên môn, tham gia xây dựng các tổ chức trong nhà trường.
1.3. Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất…để thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
- Phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
1.4. Cán bộ giáo viên, nhân viên học sinh.
- Đối với cán bộ giáo viên, công nhân viên: không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành các giáo viên giỏi. Tích cực tham gia, đóng góp vào sự phát triển của trường dựa vào khả năng của mỗi cá nhân, tập thể.
- Đối với học sinh: không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học bậc trung học hoặc học nghề.
2. Đề xuất
- Với uỷ ban nhân dân huyện Đầm Hà: Đề nghị UBND huyện Đầm Hà tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện một số hạng mục xây dựng như trang thiết bị dạy học hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Với Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà: đề nghị phòng giáo dục đầu tư thêm giáo viên bộ môn để nhà trường có đủ giáo viên dạy các môn học ổn định cơ cấu tổ chức hoạt động lâu dài.
V. Kết luận
Với bề dày thành tích trong xây dựng và phát triển trường THCS Đại Bình, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thì cần phải xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường theo hướng: “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Đại Bình nhằm xác định rõ định hướng tương lai của nhà trường trong giai đoạn 2010 - 2015, đáp ứng mục tiêu giáo dục và tạo những bước chuyển biến căn bản trong công tác giáo dục của nhà trường.
Nơi nhận: TM. NHÀ TRƯỜNG
- PGD&ĐT Huyện Đầm Hà; HIỆU TRƯỞNG
- Lưu VP./. (Đã kí)
Hoàng Văn Huân
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẦM HÀ PHÊ DUYỆT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………